I. Tìm hiểu về thang máy có phòng máy:
- Hố thang máy: hay còn gọi là thông thủy, được đặt dọc theo chiều cao của tòa nhà, xuyên suốt từ trên xuống dưới.
- Phòng máy: đối với thang máy có phòng máy, thì phòng máy được bố trí trên đỉnh của giếng thang.
- Hố PIT được bố trí dưới sàn thấp nhất của tòa nhà. ở đây được bố trí bộ phận giảm chấn, hệ thống điện, nút dừng khẩn…
- Một số bộ phận khác được lắp kín trong Phòng máy và giếng thang:
o Motor kéo
o Hệ thống điều khiển thang máy
o Ray dẫn hướng
o Bộ hạn chế tốc độ
o Cáp của bộ hạn chế tốc độ
o Giảm chấn
o Cửa cabin và cửa tầng
o Cabin thang máy và đối trọng
II. Kiến thức thông tin cơ bản về các hệ thống thiết bị trong thang máy tải khách:
1. Motor kéo: bộ phận này thường được lắp ở trên đỉnh giếng thang. Motor kéo có tác dụng dẫn đồng hộp giảm tốc theo một tốc độ nhất định làm quay puly – thiết bị kéo cabin lên xuống
2. Hệ thống điều khiển thang máy: là bộ phận chứa các thiết bị điện tử được lập trình điều khiển để đảm bảo thang máy hoạt động theo yêu cầu.
3. Ray dẫn hướng: được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo hố thang. Ray dẫn hướng đảm bảo cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng trong hố thang máy và không bị dịch chuyển theo phương ngang tròn quá trình chuyển động. Ngoài ra dẫn hướng đảm bảo độ cứng để giữ trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên ray dẫn hướng cùng với các thành phần tải trọng động khi bộ hãm bảo hiểm làm việc (trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép).
4. Bộ hạn chế tốc độ: hay còn gọi là thắng cơ. Bộ phận này có nhiệm vụ kẹp chặt cabin thang máy vào ray dẫn hướng khi cabin di chuyển quá tốc độ cho phép.
5. Cáp của bộ hạn chế tốc độ: liên kết bộ hạn chế tốc độ với hệ thống tay đòn của bộ Hãm bảo hiểm và bộ căng cáp hạn chế tốc độ. Khi đứt cáp hoặc cáp trượt trên rãnh puli do không đủ ma sát mà cabin đi xuống vượt quá tốc độ cho phép, bộ hạn chế tốc độ tác động lên bộ Hãm bảo hiểm để dừng cabin tựa trên các Ray dẫn hướng trong giếng thang. Ở một số thang máy, bộ Hãm bảo hiểm và bộ phận hạn chế tốc độ còn được trang bị cho cả Đối trọng.
6. Giảm chấn: là thiết bị được thiết kế ở dưới hố Pit. Bộ phận này có nhiệm vụ làm giá đỡ cho cabin khi các hệ thống đảm bảo an toàn khác đều không hoạt động
7. Cửa cabin và cửa tầng: được thiết kế mở ra và đóng vào trơn tru nhất. Ngoài ra còn được tích hợp hệ thống chống kẹt cửa Photocell để đảm bảo an toàn trong trường hợp có vật cản khi cửa thang hoặc cửa tầng đang đóng
8. Cabin là thiết bị chính trong thang máy đưa người sử dụng di chuyển theo yêu cầu. Là nơi cho phép người sử dụng đứng bên trong và điều khiển thang máy di chuyển theo ý muốn.
9. Phần đối trọng: là thiết bị được thiết kế đối lập với cabin có nhiệm vụ dùng sức nặng để kéo cabin đi lên hoặc xuống. Bộ phận này kết hợp với máy kéo để đưa cabin lên xuống được dễ dàng. Đối trọng chuyển động đồng phẳng và di chuyển ngược chiều với Cabin. Đối trọng thường nặng hơn cabin khoảng 25-40% cabin khi đủ tải.
Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY THANG MÁY NĂNG LƯỢNG
Địa chỉ: 216, Lô 9, P.Đằng Hải, Q. Hải An, TP Hải Phòng
Điện thoại: 0978.888.213 – Hotline: 0707.216.888
Website: thangmaynangluong.com.vn
Email:e@thangmaynangluong.com.vn